Phòng Công tác Sinh viên trân trọng thông báo chương trình Diễn đàn giáo dục và Cuộc thi Nhà hùng biện trẻ AUN lần thứ 20 và ASEAN+3 lần thứ 9 (The 20th AUN and 9th ASEAN+3 Educational Forum and Young Speakers’ Contest) tại Indonesia.
Diễn đàn giáo dục AUN và ASEAN+3 là một trong những hoạt động thanh thiếu niên chủ chốt của AUN được khởi xướng lần đầu tiên vào năm 1998 với mục đích nâng cao nhận thức sâu sắc về Đông Nam Á cho các nhà lãnh đạo tương lai trong khu vực và các đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Diễn đàn cũng đóng vai trò là nền tảng để thanh thiếu niên ASEAN+3 bày tỏ quan điểm về các vấn đề trong khu vực cũng như về tương lai khu vực thông qua các đề xuất xây dựng chính sách.
Cuộc thi Nhà Hùng biện trẻ là một hoạt động của Diễn đàn giáo dục, nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các nhà lãnh đạo trẻ của các nước ASEAN+3, nâng cao nhận thức và hiểu biết của giới trẻ về các cơ chế hợp tác và tương lai của khu vực.
Năm 2024, Trường Đại học Airlangga (UNAIR) đăng cai tổ chức chương trình với chủ đề “Emancipatory education as a Path towards an Emancipated Future”, diễn ra từ ngày 22/10 đến ngày 27/10/2024 tại Surabaya, Indonesia.
1. Số lượng: 01 sinh viên và 01 giảng viên tham dự Diễn đàn giáo dục, 01 sinh viên tham dự Cuộc thi Nhà hùng biện trẻ.
2. Tiêu chuẩn ứng viên:
2.1. Sinh viên
– Sinh viên đại học hệ chính quy tại các cơ sở đào tạo thành viên và trực thuộc (ưu tiên sinh viên năm 2 và năm 3);
– Có khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt bằng tiếng Anh;
– Có kiến thức vững vàng về lịch sử, văn hóa, kinh tế – xã hội của Việt Nam;
– Có hiểu biết về ASEAN+3 và tiến trình hội nhập ASEAN của Việt Nam;
– Có sức khỏe tốt và cam kết tham dự xuyên suốt chương trình.
2.2. Giảng viên
Nhằm hướng dẫn sinh viên tham dự, đồng thời đóng vai trò giám khảo chấm điểm sinh viên trong các sự kiện, giảng viên tham dự phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Ban tổ chức như sau:
– Giảng viên tại các cơ sở đào tạo thành viên và trực thuộc ĐHQG–HCM;
– Có khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt bằng tiếng Anh;
– Có kiến thức vững vàng về lịch sử, văn hóa, kinh tế – xã hội của Việt Nam;
– Có hiểu biết sâu rộng về ASEAN+3 và tiến trình hội nhập ASEAN của Việt Nam;
– Có kinh nghiệm giao lưu quốc tế;
– Có sức khỏe tốt và cam kết tham dự xuyên suốt chương trình.
3. Kinh phí
Kinh phí tham dự của sinh viên được tuyển chọn tham gia chương trình sẽ do cơ sở đào tạo hỗ trợ và do cá nhân sinh viên tự chi trả, cụ thể:
– Ban tổ chức đài thọ chi phí chỗ ở, ăn uống, đưa đón tại sân bay, di chuyển nội địa trong các chuyến đi chính thức.
– Trường Đại học Quốc tế xem xét hỗ trợ chi trả các chi phí còn lại cho giảng viên được tuyển chọn tham gia.
– Trường Đại học Quốc tế xem xét hỗ trợ kinh phí tham dự của sinh viên được tuyển chọn tham gia, bao gồm: Vé máy bay khứ hồi, mức hỗ trợ tối đa khoảng 5.000.000 đồng/sinh viên (thanh toán theo thực tế).
– Sinh viên tự chi trả:
+ Bảo hiểm du lịch toàn cầu, mức tối thiểu 250.000 đồng/sinh viên.
+ Các chi phí sinh hoạt khác ngoài chương trình.
4. Hồ sơ dự tuyển
– Phiếu đăng ký (tải mẫu tại: https://bit.ly/Ed-YSC);
– Đối với sinh viên: 01 bài luận phân tích và dựa trên ý kiến theo chủ đề chương trình (tiếng Anh, dài 1.500 từ). Cấu trúc bài luận như sau: giới thiệu (200 từ); nội dung (1.000 từ, bao gồm: phần 1, phần 2, phần 3); kết luận (300 từ); tài liệu tham khảo.
– Bản sao trang chính của hộ chiếu;
– Bản sao chứng chỉ tiếng Anh (nếu có).
5. Nộp hồ sơ
1. Sinh viên/Giảng viên hoàn thành thông tin đăng ký online: TẠI ĐÂY