Chương V
NGƯỜI HỌC
Mục 1
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC
Điều 78. Người học
- Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:
- a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
- b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
- c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
- d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
- e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
- Những quy định trong các Điều 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Điều 79. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
- 1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:
- a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- b) Được chăm sóc sức khỏe ban đầu; hỗ trợ mua bảo hiểm y tế.
- c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
- 2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm
Điều 80. Nhiệm vụ của người học
Người học có những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Điều 81. Quyền của người học
Người học có những quyền sau đây:
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng; bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
- Được học học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- 5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy đị
- Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật.
- 7. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- 8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- 9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
Điều 82. Các hành vi người học không được làm
Người học không được có các hành vi sau đây:
- 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác.
- 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- 3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộ
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Mục 2.
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
Điều 83. Học bổng và trợ cấp xã hội
- 1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 61 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
- 2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tậ
- Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học; được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm, nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ được hưởng khoản tín dụng sư phạm mà học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng.
Chính phủ quy định cụ thể chính sách tín dụng sư phạm đối với học sinh, sinh viên sư phạm.
- 4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luậ
Điều 84. Chế độ cử tuyển
- 1. Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với các dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào nhu cầu của địa phương, có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề phù hợp, cử người đi học cử tuyển theo đúng chỉ tiêu được duyệt và tiêu chuẩn quy định.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người đi học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.
- Người được cử đi học theo chế độ cử tuyển được ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.
Điều 85. Tín dụng giáo dục
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.
Điều 86. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ. |
Chương VI
NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Điều 87. Trách nhiệm của nhà trường
Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác.
Điều 88. Trách nhiệm của gia đình
- Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, đạt trình độ giáo dục phổ cập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm thân thể nhà giáo.
- Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Điều 89. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:
- Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ.
- Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.
Điều 90. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non
Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh và trẻ mầm non.
Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non liên trường và ở các cấp hành chính. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 91. Trách nhiệm của xã hội
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:
- a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
- b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
- c) Tạo điều kiện để mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập; để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
- d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Điều 92. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục hoạt động theo quy định của pháp luật. |
Chương IX
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 114. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
Điều 115. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục
Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 116. Khen thưởng đối với người học
Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 117. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự
Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự theo quy định của Chính phủ.
Điều 118. Xử lý vi phạm
- 1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
- a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;
- b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
- c) Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục;
- d) Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;
đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
- e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;
- g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
- h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định;
- i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
- k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.
- Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
|