Hầu như trong chúng ta cũng đều có thẻ BHYT, tuy nhiên, công dụng và quyền lợi của thẻ BHYT ra sao thì không phải ai cũng biết. Có 3 lí do RẤT QUAN TRỌNG sau đây bắt buộc chúng ta phải mua BHYT:
(Bài viết này dành cho những ai chưa tham gia BHYT, còn nếu tham gia rồi thì hãy cố gắng duy trì đóng liên tục 5 năm để được hưởng quyền lợi BHYT tốt nhất)
Lý do 1️⃣
Nếu chẳng may bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo nào đó, một điều chắc chắn là sẽ không có công ty bảo hiểm nào chịu bán báo hiểm cho bệnh nhân đó cả. Nhưng điều này lại không xảy ra với BHYT, vì đây là sản phẩm thuộc chính sách an sinh xã hội nên Nhà nước vẫn bán cho người bệnh ngay cả khi họ mắc bệnh hiểm nghèo.
Lý do 2️⃣
Trừ các trường hợp thuộc nhóm tham gia BHYT bắt buộc (được các công ty, cơ quan, đoàn thể Nhà nước… hỗ trợ mua), các đối tượng thuộc nhóm BHYT tự nguyện (cá nhân/ hộ gia đình) có thể tham gia BHYT với mức chi phí khá rẻ chỉ khoảng 800k/năm/người (thậm chí thấp hơn tùy theo đối tượng) và sẽ được Nhà nước đồng chi trả chi phí điều trị bệnh từ 80% – 95% viện phí với điều kiện đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Chỉ cần có hộ khẩu hay sổ tạm trú là có thể tham gia được rồi.
Lý do 3️⃣
Các trường hợp tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục (trường hợp thời gian gián đoạn tối đa không quá 3 tháng) sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí điều trị, nhất là điều trị dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn theo danh sách 177 bệnh của Bộ Y tế ban hành (ví dụ như điều trị ung thư, phẩu thuật…). Điều kiện là phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh lũy kế trong năm (phần 5% và 20%) lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (9,6tr đồng, tính từ ngày 01/07/2020), lúc đó người dân sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo trong năm đó, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến.
Ví dụ:
🤦♂️🤦♀️Giả sử có một bệnh nhân điều trị ung thư có tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT là 300 triệu đồng/năm. Khi chưa đủ điều kiện được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí khám, chữa bệnh BHYT tương ứng với 60 triệu đồng. Khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì sẽ không phải cùng chi trả 60 triệu đồng này nữa.
🤷♂️ Còn nếu dư dả về tài chính thì có thể mua thêm thẻ chăm sóc sức khỏe hoặc bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm để được chi trả thêm. Đối với thẻ chăm sóc sức khỏe, các công ty bảo hiểm sẽ đồng chi trả viện phí theo danh sách bệnh mà họ quy định trong hợp đồng (chỉ chi trả phần mà bệnh nhân đã đóng, không tính phần tiền mà BHYT đã chi trả) và có yêu cầu cung cấp hóa đơn viện phí bản gốc (đối chiếu xong sẽ trả lại cho khách hàng). Trường hợp có bảo hiểm nhân thọ, cty bảo hiểm sẽ chi trả tiền theo hợp đồng bảo hiểm mà không yêu cầu cung cấp chứng từ gốc.
✅👍Tóm lại
BHYT là loại BH cơ bản nhất trong các loại BH mà chúng ta BẮT BUỘC phải có để bảo vệ tài chính trước rủi ro bệnh tật. Hãy xem nó như 1 loại 👕 giáp chống đạn mà chúng ta phải luôn mang trong người, sau khi trang bị áo giáp này rồi hãy cân nhắc mua tiếp 🛡, mua xe tăng, thiết giáp hay 🚗 hơi chống đạn các kiểu tùy theo điều kiện tài chính của từng người.
#baohiemyte, #BHYT
Tham khảo:
1. https://luatvietnam.vn/bao-hiem/bao-hiem-y-te-5-nam-lien-tuc-2020-563-23763-article.html
2. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-36-2005-QD-BYT-Danh-muc-dich-vu-ky-thuat-cao-chi-phi-lon-4869.aspx
3. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bao-hiem/Luat-Bao-hiem-y-te-sua-doi-2014-238506.aspx